Theo ông Tiến, hiện tượng thiếu nguồn VTYT như này đã diễn ra cuối năm ngoái đến nay. Cao điểm nhất là 2 tháng trở lại đây vì không đấu thầu được.
Đồng cảnh ngộ, Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) cũng đang thiếu thốn về VTYT từ đầu năm đến bây giờ.
Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, Đoàn Văn Sen, cho hay, Trung tâm đang thiếu nhiều về vật tư tiêu hao như: hóa chất, bông băng, cồn gạc, dây truyền, phim…
“Chúng tôi đã họp hội đồng thuốc, tạm thời mua ngoài thầu một số vật tư như phim X-quang, hóa chất để điều trị bệnh nhân”, ông Sen chia sẻ.
Đại diện của hai Trung tâm y tế trên cho biết, đã nhiều lần kiến nghị lên Sở Y tế về vấn đề trên nhưng vẫn chưa thấy VTYT chuyển về.
Chậm trễ 5 tháng
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, Mai Văn Mười, cho hay, việc thiếu VTYT đã diễn ra nhiều nhiều tháng nay trên địa bàn tỉnh.
“Với gần 3.000 mặt hàng, Sở Y tế đã rà soát, phân chia, rút gọn danh mục hóa chất, VTYT, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh được danh mục dự kiến với gần 30 gói hóa chất, 60 gói VTYT.
Việc tổ chức đấu thầu theo hình thức mới (trọn gói, qua mạng) gặp rất nhiều vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, dẫn đến gói thầu hóa chất VTYT năm 2022 chậm trễ đã 5 tháng”, ông Mười nói.
Giải thích về nguyên nhân chậm trễ này, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho hay, nguồn lực của Sở Y tế mỏng, các chuyên viên kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Sở Y tế đã tăng cường nhân lực từ các đơn vị trực thuộc nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu do chưa có kinh nghiệm trong công tác đấu thầu qua mạng, để xây dựng, phân chia các gói thầu đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc cũng chậm trễ trong việc rà soát, cân đối danh mục và số lượng của đơn vị, làm ảnh hưởng đến việc hoàn chỉnh hồ sơ chung.
Cùng với đó, các văn bản pháp luật hiện hành và văn bản mới ban hành, ảnh hưởng đến công tác thực hiện, làm thế nào để không bị vướng chỉ định thầu, chia nhỏ gói thầu, xây dựng dự toán, chấm thầu, thực hiện…
Giải quyết vấn đề trên, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo các sở ban ngành, đơn vị liên quan hỗ trợ để Sở hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời có hóa chất, vật tư y tế cho đơn vị.
Trong thời gian chờ đợi kết quả đấu thầu tập trung, Sở Y tế tạo điều kiện để các đơn vị trực thuộc tự thực hiện đấu thầu với giá trị gói thầu dưới 100 triệu đồng, đặc biệt là VTYT thay thế để đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân.
Hiện gói thầu hóa chất, VTYT năm 2022 của Quảng Nam mới chỉ ở khâu xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Hiện Sở Y tế đã gửi kiến nghị xin cơ chế cho các đơn vị tự chủ mua sắm để có hóa chất, VTYT đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong thời gian chờ kết quả thầu.
Công Sáng
TIN BÀI KHÁC:
Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 12/2014 (Lần 2)" alt=""/>Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 12/2014Kho dự trữ chứa hơn 100 triệu liều vắc xin đậu mùa. Nhưng loại vắc xin đó có tác dụng phụ và không nên tiêm cho một số bệnh nhân nhất định, bao gồm những người bị suy giảm miễn dịch.
Một loại vắc xin mới hơn, có tên Jynneos, đã được phê duyệt vào năm 2019 để phòng ngừa cả bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ. Tiến sĩ Jennifer McQuiston, Phó giám đốc CDC, cho biết kho dự trữ của Mỹ có hơn 1.000 liều Jynneos.
“Chúng tôi hy vọng số lượng sẽ tăng lên rất nhanh trong những tuần tới, khi công ty cung cấp nhiều liều hơn”, Tiến sĩ McQuiston nói.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang dự trữ khoảng 31 triệu liều vắc xin đậu mùa.
Các cụm bệnh đậu mùa khỉ lớn nhất đã được xác định ở châu Âu, đặc biệt ở Tây Ban Nha, khiến một số chuyên gia đưa ra giả thuyết các đợt bùng phát bắt nguồn từ đó. Có hai nguồn tiềm năng gồm một sự kiện tổ chức tại quần đảo Canary bắt đầu vào ngày 5/5 thu hút khoảng 80.000 người và một phòng tắm hơi ở Madrid.
Anh ghi nhận những trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ ở những bệnh nhân không có mối liên hệ với Tây Phi chỉ hơn một tuần sau sự kiện ở quần đảo Canary.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học đánh giá, mô hình lây nhiễm cho thấy virus có thể đã lưu hành bên ngoài châu Phi trong vài tháng.
Đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu ở Tây và Trung Phi, việc lây truyền trong cộng đồng ở những nơi khác là rất bất thường.
Tổng thống Joe Biden cảnh báo nên quan tâm tới căn bệnh này nhưng cho biết, Mỹ có đủ liều vắc xin để bảo vệ người dân.
Khó tiến hành tiêm chủng diện rộng
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, khó có các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt ở bất kỳ quốc gia nào, kể cả Mỹ. Thay vào đó, các quan chức có thể khuyến nghị tiêm vắc xin cho những người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Chiến dịch tiêm chủng đại trà không được khuyến khích vì vắc xin đậu mùa loại cũ có các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm cơ tim. Loại vắc xin đó cũng có nguy cơ gây rủi ro cho những người bị ức chế miễn dịch, bao gồm cả bệnh nhân HIV, người bị bệnh chàm.
Ngoài vắc xin để phòng bệnh, Mỹ đã mua hơn 2 triệu liều thuốc kháng virus để điều trị.
Bệnh đậu mùa khỉ ở người lần đầu tiên được xác định vào năm 1970 với một bệnh nhi 9 tuổi sống tại Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi đậu mùa đã được loại bỏ. Các trường hợp mắc đậu mùa khỉ ở nước này đã tăng lên đáng kể trong nhiều thập kỷ sau khi chiến dịch tiêm chủng đậu mùa kết thúc.
Một đến hai tuần sau khi tiếp xúc, những người nhiễm đậu mùa khỉ có thể bắt đầu sốt, đau họng, ho, mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Họ thường phát ban đầu tiên ở mặt, sau đó lan sang lòng bàn tay và lòng bàn chân, khắp cơ thể. Vết ban phồng rộp, lớn dần và chứa đầy chất mủ màu trắng.
Các mụn mủ tồn tại khoảng một tuần trước khi đóng vảy và lành lại. Bệnh nhân đậu mùa khỉ cũng có thể sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách và bẹn.
An Yên(Theo NYTimes)